I- ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC
1-Rễ: Cây cà phê có 3 loại rễ - Rễ cọc:dài từ 0,3-0,5 m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ giữ thân tránh đỗ ngã. - Rễ nhánh: mọc ra từ rễ cọc, có thể ăn sâu 1,2- 1,5 m.Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh thành hệ thống rễ con. - Rễ con:phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác.
Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0-30 cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi cây.
2- Lá: Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Thời tiết , dinh dưỡng không tốt có thể làm lá rụng sớm . Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê. Lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi quả. Tinh bột trong quang hợp sẽ tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây chính là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.
4-Hoa: Hoa mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ phấn chéo là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vì vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà phê. Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước.
5- Quả: Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê vối thường từ 9-11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc).