Đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cây Macadamia đã phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên cho đến năm 2006 sản lượng hạt Macadamia toàn thế giới mới chỉ đạt 12 vạn tấn, tương đương khoảng 3 vạn tấn nhân/năm, trong khi nhu cầu về loại thực phẩm này vô cùng lớn. Tại Việt Nam, từ năm 1994 chúng ta đã đưa một số cây vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắc Lắc, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên, đến nay đã cho quả. Năm 2002 tiếp tục nhập 10.000 cây từ Trung Quốc vào trồng thử ở Con Cuông (Nghệ An), Hà Tây cũ, Sơn La. Năm 2003 Australia tặng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn của ta 500 kg hạt và 100 cây giống. Số hạt và giống này đã được trồng thử nghiệm tại Ba Vì.
Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đi kiểm tra cây macadamia tại Điên Biên
Hiện tại tiềm năng của thị trường Macadamia vô cùng lớn, như đã nói toàn thế giới mới chỉ sản xuất đượt khoảng 12 vạn tấn/năm, trong khi nhu cầu thì cao gấp 4-5 lần, và giá vẫn tăng liên tục.
Các nhà chọn giống cho biết, qua theo dõi 6-7 năm trồng ở Việt Nam, trong 57 giống Macadamia được nhập nội, có những giống như 816, 842, 849, 695, 788, 900, OC, 741 được đánh giá là tốt nhất. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn chọn giống của nhiều nước, thì một giống Macadamia tốt trong tương lai phải có năng suất cao (trên 5 tấn hạt/ha/năm), đặc biệt là phải có tỷ lệ thu hồi nhân cao (trên 40%), chất lượng tốt, bắt đầu cho thu hoạch sau 3-4 năm trồng, năm thứ 10 năng suất đạt 5 tấn hạt/ha/năm và từ năm thứ 14-15 trở đi, năng suất phải cao hơn nữa, có khả năng đạt 15 tấn hạt/ha/năm.
Thực tế thử nghiệm tại Điện Biên cũng cho thấy, các cây mắc ca trồng thử nghiệm đã phát triển rất tốt và sai quả. Hiện nay Cty Macadamia Điện Biên đã triển khai xây dựng trại cây giống và đang lên kế hoạch nhân rộng diện tích trồng macadamia lên hàng nghìn ha.